7 Điều bạn nên bỏ qua khi tiêm filler môi
Tiêm filler môi dù ít xâm lấn hơn so với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn đòi hỏi sự chú ý và giữ gìn của các chị em. Tránh các tác động kích thích, duy trì dinh dưỡng hợp lý và phòng ngừa các yếu tố gây viêm nhiễm sau khi tiêm filler môi là vô cùng quan trọng.
Nếu không tuân thủ, rủi ro có thể rất nghiêm trọng. Để tìm hiểu thêm về những điều nên tránh sau khi tiêm filler môi, mời bạn đọc qua bài viết sau nhé!
Sau khi tiêm filler môi sẽ có những biểu hiện gì?
Hiện nay, đa số các cơ sở thẩm mỹ đều được trang bị đầy đủ máy móc và sử dụng các kỹ thuật hiện đại, giúp quá trình tiêm filler môi diễn ra nhanh chóng mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian. Điều này cho phép chị em thấy được ngay sự thay đổi đẹp trên đôi môi của mình. Dù kỹ thuật hiện đại giúp giảm tổn thương trên môi, nhưng theo chuyên gia làm đẹp, sau thủ thuật vẫn có thể xuất hiện một số tình trạng nhất định như:
Thủ thuật tiêm filler môi có thể gây đau nhẹ ở vùng tiêm. Đau thường sẽ giảm đi sau 12 – 24 giờ, các bác sĩ thẩm mỹ thường chườm đá và kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân.
Một lý do khác khiến chị em đắn đo khi quyết định tiêm filler môi là khả năng sưng ở vùng môi. Mặc dù sưng nhẹ có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm filler do vết kim xâm lấn, nhưng thường sau 24 – 48 giờ, thậm chí có thể kéo dài đến 1 tuần, tình trạng sưng sẽ hoàn toàn giảm đi.
Thủ thuật tiêm filler môi có thể gây đau nhẹ ở vùng tiêm
Những điều bạn nên tránh sau khi tiêm filler môi
Với tâm lý lo lắng khi tiêm filler môi, nhiều chị em thường đặt câu hỏi liệu sau khi tiêm filler môi nên kiêng gì, tránh làm gì? Chị em cũng có thể trực tiếp thảo luận với các chuyên gia thẩm mỹ để tìm hiểu liệu mới tiêm filler môi nên kiêng gì hay sau khi tiêm filler môi cần kiêng gì. Dưới đây là một số đáp án cho những những thắc mắc trên:
Xông hơi và massage
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của chất làm đầy sinh học. Do đó, để tránh ảnh hưởng không mong muốn, sau khi tiêm filler cần kiêng xông hơi nóng cho da và tránh massage trong môi trường có nhiệt độ cao. Chị em nên duy trì ít nhất trong 48 giờ đầu tiên hoặc tốt nhất là trong 7 ngày đầu sau khi tiêm filler môi.
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của chất làm đầy sinh học
Trang điểm
Trang điểm thường là thói quen hàng ngày với nhiều chị em. Đối với câu hỏi tiêm filler môi có kiêng gì không, thì đáp án là chị em nên kiêng thoa son, dưỡng môi,…trong 24 giờ sau tiêm filler môi. Nguyên nhân là để hạn chế tiếp xúc với vùng tiêm.
Đồng thời, thành phần trong các sản phẩm trang điểm có thể gây kích ứng, ngứa hoặc không tương thích với chất làm đầy. Vì vậy, hạn chế trang điểm cũng là điều cần chú ý sau khi tiêm filler môi.
Trang điểm thường là thói quen hàng ngày với nhiều chị em
Chạm, tác động vào môi
Trong quá trình tiêm filler môi, nên kiêng cử những thao tác sờ, nắn, xoa bóp vùng tiêm để tránh ảnh hưởng hoặc biến dạng vùng tiêm ở môi. Ngoài ra, cần hạn chế mọi hành động như mím môi, liếm môi hoặc cắn môi sau khi tiêm filler. Vì các tác động ngoại lực mạnh có thể khiến filler dịch chuyển sai vị trí, gây tổn thương và xây xước vùng môi vừa được tiêm.
Những thao tác sờ, nắn, xoa bóp ảnh hưởng hoặc biến dạng vùng tiêm ở môi
Chuyển động môi mạnh
Chuyển động mạnh sau khi tiêm filler môi cũng là yếu tố cần tránh. Hoạt động môi mạnh có thể làm filler di chuyển sang các khu vực khác, cũng như cúi người xuống hoặc thực hiện các động tác mạnh, có thể khiến filler tràn ra ngoài, tạo ra sự mất cân đối hoặc vị trí không đúng, gây tì đè ở môi, dẫn đến tràn chất độn sang mô lân cận.
Ngoài ra, biểu cảm kích động mạnh cũng là yếu tố cần tránh. Các biểu cảm quá mạnh khi cười, khóc, tức giận có thể làm cho các vùng cơ mặt hoạt động mạnh, tạo ra lệch, méo mó chất độn dưới môi. Do đó, nên hạn chế bộc lộ cảm xúc quá mạnh trong khoảng 3 – 4 ngày để tránh di chuyển lớp dịch filler.
Sử dụng chất kích thích
Rượu bia và thuốc lá cũng như những chất kích thích khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ. Uống rượu bia hoặc chất cồn trước khi tiêm filler có thể làm cho máu loãng, da bầm tím. Việc kiêng cử rượu bia và chất cồn trước và sau khi tiêm filler giúp giảm thiểu biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương. Vì vậy, tránh sử dụng chất kích thích cũng là biện pháp đáng cân nhắc sau khi tiêm filler môi.
Hơn nữa, trong khói thuốc lá, chứa nhiều nicotin và kim loại nặng như chì, cadimi, có thể gây kích ứng vùng môi vừa được tiêm filler, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hành động hút thuốc cũng tăng áp lực cho môi, làm tăng khả năng gặp biến chứng sưng, phù nề và thâm tím cho môi.
Rượu bia có thể gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ
Hạn chế tự ý sử dụng hoặc thoa thuốc lên môi
Trước khi áp dụng bất kỳ loại thuốc giảm sưng đau nào sau khi tiêm filler môi, đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh rủi ro của các biến chứng có thể xảy ra. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào lạ thường trên môi sau khi tiêm filler, như sưng đỏ, bầm tím, hoặc tụ máu, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.
Dinh dưỡng không hợp lý
Đây là một trong những điểm cần chú ý khi sau khi tiêm filler môi. Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hồi phục. Mặc dù chị em có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường sau khi thực hiện thủ thuật tiêm filler môi. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo hạn chế một số thực phẩm sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Hạn chế thực phẩm có khả năng gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ, mực, cá ngừ, sứa, cũng như thịt như bò, gà,…
- Tránh các thực phẩm cứng như xương động vật, thịt nhiều gân, da động vật chưa chín mềm, mía, các loại trái cây giòn như ổi, táo, lê,…
- Không ăn thức ăn cay, nóng hoặc uống nước nóng để tránh kích ứng và nhiệt độ cao làm tan filler, gây khó khăn trong quá trình định hình.
- Hạn chế thức ăn chua nhiều và có tính acid để tránh rát, kích ứng tại vùng tiêm.
- Tránh món ăn mặn, giàu muối như cà muối, dưa muối, đồ ăn chế biến sẵn…để ngăn chặn mất nước cho cơ thể và giữ cho môi không bị khô.
Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hồi phục
Tiêm filler môi có gây biến chứng nguy hiểm không?
Tiêm filler môi mặc dù là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản, nhưng nếu không được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có tay nghề kỹ thuật cao có thể gây nên những rủi ro đe dọa tính mạng con người. Các biến chứng sau khi tiêm filler môi bao gồm:
- Môi sưng nề, nóng rát, vết sưng to có thể là kết quả của nhiễm trùng do không đảm bảo vệ sinh.
- Môi chảy máu hoặc sản sinh chất nhầy màu vàng, có thể xuất phát từ tắc mạch máu khi tiêm filler, gây nứt nẻ, tím đen hoặc mụn mủ.
- Tiêm filler nhầm vào động mạch có thể chặn lưu thông máu đến mắt, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh xung quanh mắt, có thể dẫn đến mờ mắt và thậm chí mù.
- Sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc, chất lượng kém hoặc kỹ thuật tiêm không đạt chất lượng có thể dẫn đến việc thuốc ngấm vào mô, gây viêm loét, kích ứng mạnh và xơ hóa mô.
- Môi có thể biến dạng, lệch, không cân đối hoặc méo mó sau khi tiêm filler.
Môi sưng nề, nóng rát, vết sưng to có thể là kết quả của nhiễm trùng do không đảm bảo vệ sinh
Phòng khám da liễu Rilastil được nhiều chị em tin tưởng chọn làm nơi tiêm filler môi. Liệu trình tiêm môi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng về những biến chứng như: tiêm sai kỹ thuật, filler kém chất lượng….Liên hệ cho chúng tôi khi có thắc mắc về tiêm filler môi nhé!
Xem thêm: Tại sao tiêm môi baby trở thành xu hướng được nhiều chị em lựa chọn?