Thâm đỏ sau mụn: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Thâm đỏ thường xuất hiện sau khi điều trị mụn. Những ai đã phải đối mặt với mụn trứng cá đều biết những phiền toái mà chúng mang lại. Không chỉ là xử lý các đốm mụn mà bạn còn phải biết cách trị thâm đỏ sau mụn.
Về mụn ở khu vực chữ U, đặc biệt là mụn nặng như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, sau khi mụn xẹp sẽ để lại di chứng là những vết thâm xấu xí. Do đó, mụn thâm đỏ mất rất nhiều thời gian mới có thể mờ dần và có thể gây vết sẹo vĩnh viễn không lành. Vậy làm thế nào để xử lý “gọn ghẽ” những vết thâm đỏ sau mụn?
Thâm đỏ sau mụn hình thành do đâu?
Thâm đỏ sau mụn được biết đến như là loại sẹo mụn phổ biến, thường gây mất thẩm mỹ lớn cho làn da. Biểu hiện của chúng là khối đỏ hồng, kích thước và màu sắc thay đổi tùy thuộc vào tổn thương da ban đầu.
Mụn thâm đỏ ở má xuất hiện ngay sau khi có tác động vật lý trên da, chẳng hạn như nặn mụn, gãi, cào, gây trầy xước da. Nguyên nhân của hiện tượng này là quá trình viêm – phản ứng tự vệ của cơ thể khi phát hiện vùng da bị tổn thương.
Khi nặn mụn, các khu vực da mới sẽ có tình trạng tụ máu dưới da do tác động lực. Vùng da này trở nên mỏng hơn, làm cho đám máu tụ và mao mạch máu xung quanh trở nên rõ ràng. Vì vậy, vùng da này sẽ có màu đỏ, đặc biệt là vị trí mụn vừa được nặn.
Thâm đỏ sau mụn được biết đến như là loại sẹo mụn phổ biến
Nguyên nhân hình thành thâm đỏ sau mụn
Sẹo là kết quả của tổn thương da. Nếu da của bạn vẫn giữ được độ mịn màng và chỉ xuất hiện các vết thâm màu đỏ hoặc nâu sẫm là dấu hiệu còn lại của mụn, bạn yên tâm vì chúng sẽ nhanh chóng phục hồi khi điều trị đúng đắn. Thông thường, sau 3 – 6 tháng, những vết thâm này sẽ hoàn toàn biến mất.
Tuy nhiên, ngay khi sẹo thâm mới hình thành, quan trọng là phải áp dụng cách trị thâm đỏ sau mụn một cách chính xác. Nếu không, khi da chưa kịp lành sẹo thâm, nốt mụn có thể tái phát làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
Các loại thâm đỏ sau mụn thường gặp
Khi hai má xuất hiện sẹo thâm, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy vùng da tại khu vực đó đã thay đổi màu. Sự biến đổi màu sắc này là kết quả phổ biến nhất của mụn trứng cá. Thông thường sự thay đổi màu sẽ dần mất đi theo thời gian, làm cho vùng da đó trở lại tông màu tự nhiên, giống với các khu vực còn lại trên khuôn mặt. Tuy nhiên, đôi khi thay đổi thâm đỏ mụn có thể tồn tại vĩnh viễn.
Có 3 loại thâm đỏ mụn:
Nếu vết thâm sẹo ở hai bên má chuyển sang màu nâu, đó là dấu hiệu của tình trạng tăng sắc tố da. Mụn trứng cá, đặc biệt là mụn thể nặng có thể gây tổn thương cho tế bào da, buộc chúng phải sản xuất melanin (melanocytes) để khắc phục. Kết quả là hình thành những nốt mụn thâm màu nâu trên má.
Giảm sắc tố là dấu hiệu đặc trưng bởi các đốm sáng do thiếu melanin. Trong loại tổn thương da này, tế bào melanocytes có thể bị cạn kiệt từ vùng da bị tổn thương hoặc mất khả năng sản xuất melanin. Mô sẹo có màu hồng nhạt thay thế làn da khỏe mạnh và dễ nhận biết hơn ở những người có màu da tối.
Erythema (da phát ban đỏ) là kết quả của các tế bào da bị hư hại, với các mao mạch nhỏ gần bề mặt da bị giãn vĩnh viễn, tạo ra những vết thâm đỏ. Các vết thâm đỏ dưới da thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc mụn trứng cá hai bên má, đặc biệt rõ ràng trên vùng da có màu sáng.
Thâm đỏ và thâm đen sau mụn
Cách trị thâm đỏ hiệu quả cho người bị mụn nghiêm trọng
Cách trị thâm đỏ bằng nguyên liệu thiên nhiên
Cách trị thâm đỏ bằng trà xanh
Trong trà xanh có các chất oxy hóa, flavonoid và tanin, có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm đối với những nốt mụn bị thâm đỏ. Bạn có thể sử dụng nước trà xanh tươi để thoa trực tiếp lên da hoặc đắp mặt bằng xác trà xay nhuyễn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bước 1: Trộn đều 1 muỗng bột trà xanh và 1 muỗng sữa chua không đường thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Rửa sạch da mặt và thoa đều hỗn hợp lên da, tập trung vào vùng da bị thâm đỏ.
- Bước 3: Nằm thư giãn trong khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn.
Trà xanh có các chất oxy hóa, flavonoid và tanin…
Cách trị thâm đỏ bằng chanh
Axit tự nhiên có trong chanh giúp da diệt khuẩn, giảm viêm và làm mờ vết thâm đỏ, đồng thời loại bỏ tế bào chết sần sùi, làm sạch da hiệu quả.
- Bước 1: Lấy nước cốt chanh từ ½ quả chanh, khuấy đều với 2 thìa cà phê nước.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, sử dụng tay hoặc bông tẩy trang để thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị thâm đỏ.
- Bước 3: Để khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Cách trị thâm đỏ bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có khả năng điều trị mụn, giảm viêm sưng, làm giảm vết thâm đỏ rất hiệu quả. Đặc biệt, đối với những làn da nhạy cảm, tinh dầu tràm trà có thể thay thế benzoyl peroxide để giảm tình trạng nóng rát, kích ứng và khô da.
- Bước 1: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà hòa chung với 2 thìa cà phê nước.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, sử dụng bông tăm bông để thoa lên vùng da bị thâm đỏ.
Tinh dầu tràm trà có khả năng điều trị mụn
Cách trị thâm đỏ bằng nghệ tươi
Nhờ hàm lượng curcumin lớn, nghệ mang lại hiệu quả trong việc giảm viêm, tiêu diệt khuẩn, làm khô cồi những nốt mụn nhanh chóng. Đồng thời, nghệ giúp đẩy lùi sắc tố melanin, hiệu quả ngăn chặn vết thâm và sẹo sau mụn.
- Bước 1: Gọt vỏ củ nghệ tươi và giã nhuyễn để lấy nước cốt.
- Bước 2: Làm sạch da và thoa đều nước cốt nghệ lên da, đặc biệt là vùng da bị thâm đỏ.
- Bước 3: Nghỉ ngơi khoảng 20 phút và sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.
Cách trị thâm đỏ bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều thành phần như acid béo bão hòa, chất khoáng, canxi, beta carotene và đặc biệt là vitamin E, giúp ức chế sắc tố melanin, làm giảm thâm và tái tạo các vùng da bị tổn thương sau mụn.
- Bước 1: Chọn dầu dừa nguyên chất.
- Bước 2: Làm sạch mặt, thoa đều dầu dừa lên da và massage trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Để khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước sạch.
- Bước 4: Sử dụng toner để cân bằng và thu nhỏ lỗ chân lông.
Dầu dừa giúp làm giảm thâm
Cách trị mụn thâm đỏ bằng các sản phẩm
Kem chống nắng: Giúp giảm tác động của tia UV lên da, giảm thâm mụn và ngăn chặn lão hóa da cũng như nguy cơ ung thư da.
Acid Kojic, Hydroquinone: Các thành phần này thường xuất hiện trong các kem trị thâm mụn và kem trắng da, đang được sử dụng rộng rãi.
Azelaic Acid: Có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
Vitamin C: Thường xuất hiện trong serum, giúp làm mờ thâm mụn, kích thích sản sinh collagen và củng cố mao mạch, giúp giảm thâm đỏ nhanh chóng.
Vitamin PP: Có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn di chuyển của Melanosome từ tế bào Melanocyte vào tế bào sừng.
Những lưu ý khi điều trị thâm đỏ trên da
Duy trì sự sạch sẽ và thông thoáng cho da: Duy trì rửa mặt từ 2 – 3 lần/ngày bằng sữa/gel rửa mặt nhẹ nhàng để không tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Tránh nặn mụn: Mụn hai bên má thường là mụn viêm, mụn bọc, mụn đỏ. Do đó, tránh nặn mụn vì có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn và xuất hiện các vết thâm. Thay vào đó nên tìm đến bác sĩ da liễu để nhận được tư vấn và xử lý phù hợp.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày: Tác động của tia UVA/UVB từ ánh nắng mặt trời có thể làm cho thâm đỏ sau mụn kéo dài. Do đó, áp dụng nguyên tắc “Thoa kem chống nắng hàng ngày” trong quá trình điều trị sẹo thâm. Đồng thời, tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ vì đây là lúc tia cực tím mạnh nhất.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tinh bột, đường và dầu mỡ; tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ hàng ngày. Đồng thời, lựa chọn ăn các thực phẩm hỗ trợ trong quá trình điều trị sẹo thâm như thực phẩm giàu chất đạm (sữa đậu nành, thịt lợn, đậu hủ…), chất sắt (bí đỏ, thịt bò, gan, trứng…), kẽm và selen (nghêu, sò, ốc, sữa, lòng đỏ trứng gà…) cũng như vitamin từ trái cây như cam, chanh, cà rốt, xoài, dâu tây.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Việc sử dụng các liệu pháp điều trị thâm đỏ, mụn không có nhân bằng các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có và dễ tìm kiếm có thể giúp bạn thoát khỏi mụn nhưng công hiệu thường khá chậm. Nhiều chị em đã tìm đến các phòng khám da liễu uy tín để có phác đồ trị thâm đỏ chuẩn y khoa hiệu quả.
Xem thêm: Sau khi nặn mụn không nên ăn gì và nên ăn gì cho da sáng mịn